Hưởng Ứng Tuần Lễ Làm Mẹ An Toàn Năm 2024
30-10-2024 09:17 am
Thai nhi 14 tuần tuổi: Lời khuyên dành cho mẹ
Sự phát triển của thai nhi 14 tuần tuổi
Thai nhi phát triển như thế nào?
Thai nhi 14 tuần tuổi có kích thước của một quả chanh, nặng khoảng 45g và có dài khoảng 9 cm tính từ đầu đến chân.
Trong tuần thứ 14 của thai kỳ 42 tuần, lông tơ đã phát triển trên khuôn mặt của bé. Lớp lông tơ này sẽ phát triển và cuối cùng sẽ bao trọn cơ thể của bé cho đến khi bé được sinh ra.
Bây giờ, bộ phận sinh dục của bé đã phát triển đầy đủ nhưng vẫn khá khó khăn để phát hiện trên máy siêu âm. Ngoài ra, bé cũng bắt đầu sản xuất hormone tuyến giáp bởi lúc này tuyến giáp của bé đã trưởng thành.
Sự thay đổi trên cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 14
Cơ thể mẹ thay đổi như thế nào?
Trong những trường hợp nhất định (ví dụ, nếu mẹ trên 35 tuổi hoặc nếu các xét nghiệm của mẹ chỉ ra rằng thai nhi có vấn đề), bác sĩ sẽ khuyên mẹ nên chọc ối Chọc ối là một xét nghiệm thường được thực hiện giữa tuần 15 và 18 và có thể phát hiện các bất thường ở thai nhi, chẳng hạn như hội chứng Down.
Trong xét nghiệm này, một cây kim rất mỏng sẽ được đưa vào dịch ối bao quanh em bé trong tử cung, lấy ra một mẫu chất dịch và bác sĩ sẽ đem nó đi phân tích. Chọc ối sẽ gây nên nguy cơ sẩy thai rất nhỏ, vậy nên hãy giãi bày những lo lắng của mẹ với bác sĩ và tìm hiểu kĩ hơn về những rủi ro cùng lợi ích của các xét nghiệm mà mẹ sẽ trải qua.
Những điều mẹ cần lưu ý là gì?
Dưới đây là những gì mẹ có thể trải nghiệm trong giai đoạn tuần 14 của thai kỳ:
Về thể chất, mẹ sẽ:
• Cảm thấy mệt mỏi
• Đi tiểu ít hơn trong ngày
• Giảm hoặc hết ốm nghén (Đối với một số ít phụ nữ, ốm nghén sẽ vẫn tiếp tục, tuy nhiên với một số rất ít khác, hiện tượng này chỉ mới bắt đầu)
• Bị táo bón
• Bị ợ nóng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng
• Ngực của mẹ sẽ tiếp tục to ra nhưng không mềm như trước
• Thỉnh thoảng bị nhức đầu
• Thỉnh thoảng bị ngất hay chóng mặt, đặc biệt là khi thay đổi vị trí đột ngột
• Nghẹt mũi, thường xuyên chảy máu cam và ù tai
• Nướu nhạy cảm đến mức bị chảy máu khi đánh răng
• Cảm giác ngon miệng hơn khi ăn
• Sưng nhẹ ở mắt cá chân, bàn chân, bàn tay và khuôn mặt
• Giãn tĩnh mạch ở chân hoặc bị trĩ
• Tăng dịch tiết âm đạo
• Cảm nhận được chuyển động của thai nhi ở gần cuối tháng. Mẹ vẫn có thể cảm nhận được cử động của bé trong khoảng tháng thứ tư của thai kỳ, tuy nhiên điều này chỉ xảy ra khi đây là lần mang thai thứ hai hoặc mang thai tiếp theo của mẹ.
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 14 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Khó ngủ rất phổ biến trong giai đoạn thai nhi 14 tuần tuổi. Dù việc mẹ mất ngủ có thể giúp mẹ quen dần với những đêm không ngủ sau này để chăm sóc em bé vừa chào đời, hẳn mẹ vẫn muốn được yên giấc hơn. Mẹ cần nhớ rằng trước khi tự mua thuốc ngủ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Biết đâu bác sĩ sẽ có những cách khác giúp mẹ có thể ngủ được mà không cần đối mặt với những rủi ro khi dùng thuốc.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Tùy thuộc vào nhu cầu cụ thể của mẹ và phong cách khám của bác sĩ, mẹ có thể được kiểm tra:
• Đo cân nặng và huyết áp
• Kiểm tra đường và protein trong nước tiểu
• Kiểm tra nhịp tim của thai nhi
• Kiểm tra kích thước của tử cung bằng cách sờ nắn bên ngoài
• Đo chiều cao tính từ đáy tử cung
• Kiểm tra xem liệu bàn tay và bàn chân của mẹ có bị sưng hay giãn tĩnh mạch hay không
• Kể cho bác sĩ nghe về các triệu chứng mẹ đã trải qua, đặc biệt là những triệu chứng không bình thường
• Nêu ra những câu hỏi hoặc vấn đề mẹ muốn thảo luận. Mẹ nên lên một danh sách câu hỏi trước ngày khám.
Sức khỏe của mẹ và thai nhi ở tuần 14
Mẹ cần biết những gì để đảm bảo an toàn trong thai kỳ?
1. Nước máy
Một số nghiên cứu cho rằng tại vài nơi, uống nước máy trong khi mang thai có liên quan tới các hiện tượng sẩy thai, dị tật bẩm sinh và trọng lượng khi sinh của bé thấp hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu lại không thể hiện rõ rằng nước máy chính là thủ phạm gây ra những vấn đề này. Chúng ta cũng không có dữ liệu tin cậy nào cho thấy rằng nước đóng chai an toàn hơn.
Tất nhiên, nếu mẹ biết có những chất gây ô nhiễm vượt quá phạm vi an toàn trong nước uống của mình, hẳn mẹ sẽ không muốn uống nước máy dù đang mang thay hay không. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa có bằng chứng chứng minh rằng nước máy tại Việt Nam an toàn cho những phụ nữ sắp sửa làm mẹ. Vậy nên tốt nhất, mẹ hãy uống nước đun sôi để nguội thay vì uống trực tiếp nước từ vòi hay nước uống đóng chai nhé.
2. Ngâm mình trong nước nóng
Nếu nhà mẹ có bồn tắm, hãy tránh ngâm mình trong nước nóng có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể mẹ hơn 39 độ C trong hơn 10 phút. Nhiệt độ cao có thể gây ra một số vấn đề cho mẹ và bé, chẳng hạn như:
• Tụt huyết áp, giảm oxy và chất dinh dưỡng bé có thể hấp thụ và làm tăng khả năng sẩy thai của mẹ
• Chóng mặt và cảm thấy yếu lả đi
• Dị tật bẩm sinh, đặc biệt là khi mẹ ngâm nước quá nóng trong thời gian quá lâu trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Đó là lý do tại sao các phòng xông hơi, bồn tắm nước nóng, phòng tắm hơi, bồn tắm và phòng tắm quá nóng không hề an toàn cho phụ nữ mang thai ở tuần thứ 14. Việc tắm vòi sen nóng có thể rất tốt, nhưng mẹ nên tránh tắm quá lâu nhé.
30-10-2024 09:17 am
22-11-2022 02:04 pm
26-10-2020 03:14 pm
15-08-2020 09:50 pm
15-08-2020 09:48 pm
15-08-2020 09:47 pm
15-08-2020 09:45 pm
15-08-2020 09:44 pm